
“Có lẽ các bạn chuẩn bị đi du học Mỹ không còn quá xa lạ với cụm từ PS – Personal Statement. Đó là yếu tố quan trọng hàng đầu, là yếu tố phân định BẠN khác với hàng ngàn thí sinh ngoài kia như thế nào. Chỉ trong 650 từ, bạn phải chứng minh, thuyết phục với ban tuyển sinh nhà trường rằng bạn chính một mảnh ghép phù hợp với trường. Sau khi đã hoàn thành xong bài PS, Nguyên có vài tips nho nhỏ muốn chia sẻ với mọi người.
1. PERSONAL STATEMENT là câu chuyện của riêng bạn.
Khi cảm thấy quá mông lung về chủ đề PS, hãy liệt kê ra những hoạt động mà bạn tham gia, mở cuốn nhật kí của bạn và nghiền ngẫm, xem lại những bức ảnh cũ, trò chuyện với bạn bè. Nhớ, câu chuyện bạn kể là của riêng bạn, mang dấu ấn cá nhân của bạn.
2. Ba yếu tố quan trọng cần được thể hiện trong PS: Smart, Ambition, và Inspire.
- Smart: qua cách kể chuyện khéo léo, hãy lồng ghép một cách chọn lọc những “thành tích” của bạn – nếu có thể, những thành tích ấy liên quan trực tiếp đến ngành muốn học. Ý mình ở đây không phải bạn liệt kê ra trong bài luận chính, mà có thể lồng vào qua các cuộc hội thoại của nhân vật, qua suy nghĩ hoặc cách kể chuyện chẳng hạn.
- Ambition: Ambition ở đây chính là thể hiện bạn đã lớn lên/thay đổi như thế nào từ khi câu chuyện mở đầu cho đến khi câu chuyện kết thúc.
Lấy ví dụ truyện Vợ nhặt của Kim Lân nhé, nhân vật Tràng sau khi lấy vợ đã có những thay đổi tích cực. Một trong những thay đổi ấy là một minh chứng của “Ambition” mà Nguyên nhắc đến. Ở đầu câu chuyện, Tràng thô kệch, vụng về. Ở cuối câu chuyện, Tràng ý thức hơn về việc xây dựng vun vén hạnh phúc gia đình.
Vì thế, cố gắng thể hiện sự thay đổi theo chiều hướng tích cực của bạn qua câu chuyện nhé. - Inspire: đây có lẽ là yếu tố khó đạt được nhất trong ba yếu tố trên – Truyền cảm hứng cho người đọc.
3. Bởi vì PS là một câu chuyện, hãy nắm rõ bố cục (plot) của một truyện ngắn.
a) Setting/Exposition (Bối cảnh): Phần này thường là phần mở đầu (đoạn đầu tiên và đoạn thứ 2 của PS) – nơi bạn sẽ giới thiệu nhân vật, đặt bối cảnh câu chuyện (ở đâu, lúc nào), và đồng thời hint một biến cố/xung đột (conflict) sắp xảy đến.
• Mình nói sơ qua về conflict: Conflict nói chung là sự đối chọi giữa hai phía (2 forces) để tạo ra mạch tự sự cho câu chuyện – xảy ra khi nhân vật chính đấu tranh với tác động từ bên ngoài (external conflict) hay ngay từ chính bên trong bản thân họ (internal conflict). Trong văn học, xung đột tạo nên cao trào và là một cách để thử thách những giá trị cốt lõi nhân vật chính. Từ đó, những vẻ đẹp của nhân vật chính sẽ nổi bật lên.
• Ví dụ nhé, trong Lion King, external conflict chính là xung đột giữa Simba và Scar và internal conflict chính là quá trình Simba vượt qua cảm giác tội lỗi sau cái chết của bố. Nói rõ hơn, Simba phải lựa chọn giữa ở lại rừng có một cuộc sống tự do tự tại hay trở về quê hương thay cha cứu vương quốc – đấy là internal conflict mà mình muốn nhắc đến.
b) Rising action: là lúc xung đột trở nên gay cấn hơn.
c) Climax (cao trào): xung đột đạt đến đỉnh điểm. Là ngã rẽ của câu chuyện. Tại lúc này, quyết định giải quyết conflict như thế nào chính là thể hiện con người, quan điểm, và tầm nhìn của bạn.
d) Falling action: là lúc xung đột giảm dần sau điểm bùng nổ.
e) Resolution: là lúc câu chuyện đi vào hồi kết. Tại đoạn kết này, chốt lại, rút ra bài học cho thấy bạn đã lớn lên như thế nào, bạn đã thay đổi ra sao, và liệu bạn có thể truyền cảm hứng như thế nào cho người đọc.
4. Sau khi đã viết xong bản draft, hãy nghĩ đến việc kết hợp các thủ pháp nghệ thuật (literary devices).
– Nội dung tất nhiên quan trọng, nhưng cách bạn kể câu chuyện cũng quan trọng không kém. Cũng như khi làm văn tự sự thường kết hợp với miêu tả và biểu cảm vậy. Thiếu literary devices, bài văn của các bạn sẽ thiếu đi tính sáng tạo và sinh động đấy.
– Nguyên sẽ để link của 1 file tập hợp các literary devices và cách vận dụng cho các bạn tham khảo nhé:
https://drive.google.com/
5. Sau khi hoàn tất bài luận, đừng quên proofread và xin ý kiến đóng góp.
Hãy đọc đi đọc lại bài luận trước khi gửi bài xin ý kiến đóng góp: lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, dấu câu. Sau đó hẵng tìm đến những người thầy, người cô thân thiết của bạn, hay những người có kinh nghiệm để nhận được những ý kiến đóng góp giúp bài luận chính hoàn thiện hơn. Với mình, thầy Cường ở khoá AMP của ETEST là người đồng hành cùng mình trong quá trình lên ý tưởng, chỉnh sửa bài viết sao cho súc tích hơn, sinh động hơn, nhưng vẫn giữ y nguyên văn phong của mình.
Đó là 5 tips mà mình góp nhặt được trong suốt quá trình học viết luận AMP tại ETEST. Hy vọng nó sẽ có ích, ha!”
Anh Ngữ Du Học ETEST tự hào là bệ phóng giúp hàng trăm học viên chạm đến ước mơ du học cùng học bổng khủng. Bạn đã sẵn sàng trở thành “thợ săn học bổng” tiếp theo chưa?
Xem thêm: Du học Mỹ cần IELTS bao nhiêu điểm? IELTS 6.0 liệu có đủ?
ANH NGỮ DU HỌC ETEST
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0933 80 66 99 (Quận 3) | 0937 80 66 99 (Quận 7) | 0936 17 76 99 (Đà Nẵng)
- ETEST Quận 3: Lầu 3, 215 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Anh Dang Building, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
- ETEST Quận 7: Lầu 6, 79 - 81 - 83 Hoàng Văn Thái, Saigon Bank Building, P. Tân Phú, Q.7, TP.HCM
- ETEST Đà Nẵng: Số 9, Đường C2, Khu Đô Thị Quốc tế Đa Phước, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Khám phá ngay: Thành tích ấn tượng của học viên ETEST