Anh ngữ Etest > Chia sẻ kinh nghiệm học sinh > HƯỚNG DẪN LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH ÔN THI ĐẠI HỌC ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO

HƯỚNG DẪN LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH ÔN THI ĐẠI HỌC ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO

Ôn thi đại học luôn là vấn đề lớn của học sinh, nhất là thời điểm gần thi đại học thì tình hình càng căng thẳng. Những tấm vé vào cổng trường đại học thì rất ít và chỉ dành cho những ai có năng lực tốt và có phương pháp học tập hiệu quả.

Ôn thi tiếng Anh cũng vậy, nếu không có phương pháp khoa học sẽ ảnh hưởng đến thành tích đạt được không được như ý muốn. Bài viết sẽ hướng dẫn lộ trình học tiếng Anh ôn thi đại học để đạt điểm cao.

hoc tieng anh thi dai hoc
Lộ trình học tiếng anh thi đại học như thế nào?

Có thái độ, động cơ học rõ ràng

Cho dù thời gian bạn dành cho việc học tiếng Anh nhiều hay ít thì đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc học của bạn. Bạn sẽ không thể nào học được một cách hiệu quả nhất nếu không có được một thái độ học tập đúng. Có động cơ bên trong và động cơ từ bên ngoài.

Người đi thi bị áp lực từ gia đình, bạn bè, thậm chí cả dòng họ. Tuy nhiên, các bạn nên tự xác định cho mình một động cơ đúng đắn, tự giải đáp các câu hỏi như: “Học để làm gì? Học cho ai?”. Nếu không có thái độ đúng, bạn sẽ không thể nỗ lực hết mình và vượt qua được mọi khó khăn.

Có phương pháp học hiệu quả

Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể: theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc. Bạn hãy xác định lại mục tiêu của mình: Số điểm dự kiến là bao nhiêu?, bạn thực sự muốn chiến thắng?…

Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất. Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, ôn hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày.

hoc tieng anh thi dai hoc
TRUNG TÂM ANH NGỮ DU HỌC ETEST

 

Lên lịch học và ôn tập môn tiếng Anh một cách nghiêm túc

Ghi chú những phần ngữ pháp quan trọng và lên kế hoạch học và thực hành từng phần. Ví dụ: Muốn học phần so sánh tính từ (the comparision of adjectives) thì có thể chia tất cả kiến thức và bài tập của phần đó làm đôi để học trong 2 ngày.

Ngày thứ nhất học so sánh bằng (as adj as), so sánh hơn (adj + er (than N) hoặc more + adj (than N)) và thực hành các bài tập liên quan. Ngày thứ hai học so sánh nhất (the adj +est (N) hoặc the most adj (N)) và các tính từ so sánh không theo nguyên tắc (good – better – the best,…).

Chú ý tới những lỗi ngữ pháp thường gặp

Ngoài tìm hiểu thêm hoặc hỏi thêm các cấu trúc khó không có trong sách giáo khoa, ôn kỹ lại các lỗi sai mà các em hay mắc phải, đọc kỹ, tránh chọn bừa. Nói đến mắc lỗi sai, các em thường hay mắc lại chính cái lỗi sai mình gặp hôm trước, đề trước… một phần do em chưa học kỹ ngữ pháp phần đó, một phần cách suy diễn của em đã định hình theo tư duy hoặc cách hiểu của mình…

Vì thế việc ngồi lại để xem lại và ghi chú nhưng lỗi sai đó là rất cần thiết. Một điều các em cần chú ý là làm lại hoặc làm đề mới, đến phần chữa đề các em cần đánh dấu lại các câu sai để ôn kỹ hơn.

Ngoài ra các em cũng có thể làm thêm bài tập về phần bị sai, hoặc nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại phần sai cho mình để rút ra bài học. Mỗi khi phát hiện ra lỗ hổng kiến thức ngữ pháp của mình thì ngay lập tức chúng ta nên chuẩn bị một cuốn sổ tay ghi lại tất cả những cấu trúc mình sử dụng sai đó để lần sau không bao giờ “tái phạm” nữa.

Thực hành và tìm các nguồn bài tập

Chúng ta cũng cần đọc kỹ lại các bài đọc trong sách giáo khoa và luyện thêm trong các đề ôn. Các bạn có vốn từ vựng phong phú cũng sẽ có nhiều lợi thế trong phần này.

Tìm các bài tập ngữ pháp từ các nguồn như sách, báo, internet… để thực hành, để học tốt được ngữ pháp thì các em cần phải luyện tập thật nhiều cho tới khi sử dụng nó một cách dễ dàng.

Ngoài ra trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều tình huống để chúng ta có thể áp dụng hữu hiệu các quy luật ngữ pháp tiếng Anh.

Học các quy luật

Ví dụ như khi học cách thành lập và sử dụng Thì quá khứ đơn (simple past) nên thực hành ngay các cách áp dụng này vào tình huống thực tế (tập viết một mẫu đối thoại ngắn, chỉ khoảng 5 – 6 câu, sử dụng thì quá khứ đơn. Sau đó tìm thêm một vài tình huống vui vui để thực hành cho tới khi nhuần nhuyễn)…

trung tam anh ngu du hoc etest
Trung tâm anh ngữ du học ETEST

Học các mẹo làm bài cho từng phần thi: Đối với ngữ pháp đây là phần dễ đạt điểm tuyệt đối, bởi học sinh đã được tích lũy kiến thức trong suốt quá trình học phổ thông. Vì vậy, học sinh cần làm bài cẩn thận, tránh những lỗi sai không đáng có trong thời gian nhanh nhất có thể.

Chú ý các cấu trúc ngữ pháp

Khi đọc một câu văn hay một câu mẩu chuyện…chúng ta nên để ý đến ngữ pháp và nên tìm hiểu tại sao câu lại được viết như vậy mới có thể nắm vững được cấu trúc ngữ pháp hơn.

Nếu không thể hiểu tại sao cấu trúc ngữ pháp lại như vậy thì hãy tìm những cuốn sách về những phần ngữ pháp này và tự luyện tập, ngoài ra bạn hỏi bạn bè hay thầy cô về những điểm mình chưa hiểu rõ…

 Đảm bảo sức khỏe trong quá trình ôn thi tiếng Anh

Không nên học ngay sau bữa ăn. Trong một buổi học, tránh học liên tục 3-4 giờ liền. Cũng giống như ở lớp, sau 45 phút – 1 giờ cần có giải lao. Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh.

Ngủ cho ra ngủ, ngủ nhiều về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc minh mẫn, có khả năng hoạt động tốt nhất.

Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc ngủ vào giai đoạn có giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được tiết ra giúp các em mau lớn thêm nữa. Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng, cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn về chất.

Không bỏ qua bữa nào, nhất là bữa điểm tâm, vì bữa chiều hôm trước cách xa tới khoảng 10 tiếng, nếu nhịn ăn thì khi học không ngáp cũng ngủ gật, đôi khi mệt quá sẽ không đủ sức học.

Leave a Reply

Your email address will not be published.